Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Tìm hiểu digital marketing agency là gì

digital-marketing-agency-la-giTa sẽ tìm hiểu digital marketing agency là gì trong hôm nay để có thể chọn một agency đi làm hay hợp tác trong các chiến dịch.
Với bài tìm hiểu digital marketing executive là gì cho ta những nhìn nhận và định hướng cơ bản trong lĩnh vực digital marketing. Tiếp theo bài viết hôm nay sẽ giúp ta tham khảo thêm digital marketing agency là gì để có thể lựa chọn cho mình một agency đúng để có thể xin vào làm hay hợp tác về sau khi ta làm cho client.

Digital marketing agency là gì?

Trong ngành marketing (marketing industry) nói chung hay digital marketing nói riêng có nhiều loại công ty và nhiều phân ngành nhỏ. Và mỗi loại công ty – mỗi phân ngành lại yêu cầu/đề cao những giá trị khác nhau của một nhân sự hay các sản phẩm sáng tạo và tiếp thị truyền thông mà họ cung cấp cho các client của mình. Đối với công ty agency, thì sự chuyên chính và tập trung (focus) là điều được trân trọng: khi bạn làm tại agency tức là bạn làm “một việc cho nhiều người”, câu “một nghề cho chín còn hơn chín nghề” áp dụng ở đây là đúng. Người làm ở agency sẽ rất chuyên chính vào nghiệp vụ (expertise) của mình – và khách hàng cũng trân trọng sự chuyên chính đó. Vì chỉ riêng trong một chuyên môn thì bạn đã có rất nhiều thứ để làm: làm tốt nhất những điều mình đang có, luôn phải cập nhật những thông tin và xu hướng mới nhất của thị trường và người tiêu dùng, trau dồi kiến thức và ý tưởng...

Sau khi lang thang đâu đó trên net để thấy đâu đây điểm được nhiều người yêu thích nhất khi làm tại agency là nét tươi mới trong công việc mỗi ngày. Việc được tiếp xúc với nhiều sản phẩm, ngành hàng, vấn đề & mục tiêu … luôn giữ cho đầu óc thật “mở”. Một điểm khác khiến công việc tại agency càng hấp dẫn hơn là sự “thư thái đầu óc” (free of mind). Vì người làm tại agency là người đang bán những sản phẩm truyền thông (communication product) chứ không phải sản phẩm hữu hình, và việc bán hàng này diễn ra khá đơn giản – khi khách hàng (client) là người trực tiếp ra quyết định. Và đo lường chất lượng của sản phẩm đó là những con số về mức độ nhận biết, độ yêu thích, … những chỉ số có phần “cảm tính” trong marketing nói chung, nhưng trong digital marketing nói riêng thì điều này đã có những con số tương đối chính xác hơn. Người làm tại agency đã, đang và sẽ “đưa ra những lời đề nghị” (make recommendation) và không được/phải chịu trách nhiệm về quyết định cuối cùng (vì đó là quyết định của công ty khách hàng). Một chiến dịch truyền thông không tốt làm doanh số không tăng (hay tệ hơn là giảm) – khách hàng không hài lòng và agency đó có thể mất khách hàng đó. Một chiến dịch truyền thông tuyệt vời, nhận thức cao chót vót, khác biệt của sản phẩm nêu rạch ròi và mạch lạc, doanh số bán hàng tăng ầm ầm thì agency nhận lại là những lời khen của khách hàng, và (không chắc chắn) được làm những dự án tiếp theo. Chính vì sự “giữa chừng” đó (xin đừng gọi là “nửa vời” – vì agency trách nhiệm chính là tư vấn, cũng chỉ là “người đưa đò”) nên những vinh dự hay phần thưởng lớn nhất sẽ không dành cho agency.
digital-marketing-agency-la-gi
Tìm hiểu digital marketing agency là gì?

Tìm hiểu về digital marketing agency là như vậy. Nhưng hiện nay đâu đó trên net đều có nhìn nhận chung hay chia sẽ “Bá nghệ bá tri, vị chi bá láp”, vấn đề chính của đại đa số các digital agencies là đây. Hay bộ phận kinh doanh và Director có cố vẽ ra một tương lai đẹp đẽ cho công ty, thì làm việc cho SME và MNC vẫn là một trời một vực (SME: Small and medium enterprise, MNC or MNE: Multinational corporation hay Multinational enterprises). Ai cũng muốn nhận rằng mình đủ sức thực hiện “dịch vụ trọn gói” về digital, có đủ từ chiến lược, sáng tạo đến thi hành, từ SEM cho đến email marketing, cả Social Media, etc. Dù vậy, sự thật phải chấp nhận đó là hiện tại Việt Nam đang thiếu các chuyên gia trong từng lĩnh vực, đặc biệt là để cung cấp cho một số lượng lớn các công ty như vậy. Chưa kể budget tổng thường khá thấp, khiến việc ôm đồm không có lợi cho doanh nghiệp. 

Có thể giải thích tình trạng này bằng việc các clients lớn thường chỉ thích làm việc với một hoặc hai partner. Agency có thể khác biệt hóa bằng việc trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực riêng biệt nào đó, sau đó liên kết dọc với các agency thuộc lĩnh vực khác. Một điều khá quan trọng là phân khúc khách hàng (SME, MNC, local). Agency nên xác định mình muốn phục vụ cho bao nhiêu khách là doanh nghiệp vừa và nhỏ, MNCs hoặc các brand lớn, etc. Agencies làm cho SMEs hoặc SMBs thường không đủ nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của MNCs hay các brand lớn nội địa. Lúc này, dù bộ phận kinh doanh và Director có cố vẽ ra một tương lai đẹp đẽ cho công ty, thì làm việc cho SME và MNC vẫn là một trời một vực. Làm việc cho SME, các agencies thường chỉ dùng những nhân viên cấp thấp, do hạn chế về budget, yêu cầu công việc, văn hóa làm việc, etc. SMEs không cần đến nhiều những kế hoạch phức tạp, cồng kềnh, họ cũng ít khi cần có riêng các creative, pr agency. Brand guideline không phải là mối bận tâm khi cần đến agencies. Chính vì vậy, so với các công ty này, MNCs và các brand lớn nội địa nằm ở một đẳng cấp hoàn toàn khác. Trình độ Tiếng Anh nhìn chung đang là trở ngại với cả SME agency lẫn các agency lớn. Chưa kể đến kỹ năng giao tiếp – thậm chí là kỹ năng giao tiếp cơ bản đủ để cả hai bên có thể hiểu nhau khi nói tiếng Anh.

Một điểm đáng nói nữa là sự khác nhau giữa cách làm việc với công ty nhà nước, tư nhân và công ty có vốn nước ngoài. Ở một đất nước mà các mối quan hệ được đặt lên hàng đầu như Việt Nam, thì khi khách hàng là công ty nhà nước, điều này lại càng rõ ràng. Chu trình sales đối với các công ty này cũng khá dài dòng. Văn hóa làm việc ở Sài Gòn và Hà Nội rất khác nhau. Chu trình sales ở Hà Nội dài hơi hơn. Còn ở Sài Gòn, nơi tập trung phần lớn MNCs thì các công ty này góp phần tạo ra phong cách làm việc nơi đây, giống như cách các công ty nhà nước tác động đến cách làm ở Hà Nội.

Một vài digital marketing agency hiện tại ở VN...

Digital Marketing agency hiện sôi động với hàng trăm đơn vị hoạt động dưới nhiều quy mô, từ hoạt động nhỏ lẻ cho đến tập đoàn lớn hàng trăm nhân viên. Nhìn chung, các digital agency có thể được chia thành 2 loại chủ yếu: một là các công ty tập đoàn lớn, quốc tế có thể tạm gọi Big agency; hai là các công ty doanh nghiệp địa phương local agency, ad network

Big agency:

  • WPP group: Có vị thế khá lớn, nếu không muốn nói là lớn nhất trong số các tập đoàn agency quốc tế ở Việt Nam. Với hơn 23 văn phòng ở Thành Phố Hồ Chính Minh, WPP có mặt trong rất nhiều mảng của ngành. Dưới đây là 24 công ty thuộc WPP (có cả những agency không làm digital) – theo website của tập đoàn: Asatsu – DK, Bates, G2, Grey, GroupM, JWT, Kantar Media, Kantar Worldpanel, Landoor Associates, Maxus, MEC, MediaCom, Millward Brown Vietnam, Mindshare, Ogilvy & Mather, Ogilvy Public Relations, OgilvyAction, OgilvyOne Worldwide (Who Digital team), TNS, Who Digital, Wunderman, Xaxis, Y&R. Có 6 văn phòng ở Hà Nội: JWT-G, Landor Associates, Ogilvy & Mather, Ogilvy Public Relations, Smart Media, TNS. 6 văn phòng ở Hà Nội: JWT-G, Landor Associates, Ogilvy & Mather, Ogilvy Public Relations, Smart Media, TNSXét khía cạnh năng lực digital, theo góc nhìn chủ quan của tác giả, chỉ có OgilvyOne (với đa số đội ngũ đến từ Who Digital – một agency Việt Nam đã được WPP mua lại) và GroupM là có năng lực digital tại chỗ. Trong khi GroupM thiên về kế hoạch truyền thông và SEM thì OgilvyOne chuyên trị mảng chiến lược & hoạt động sản xuất và social media. Y&R và Wunderman là hai công ty thuộc YR Group hiện đang là đối tác của Nokia, Coca cola, Emirates, Colgate – Palmolive, Ovaltine, Nutifood và Ford. Trong số trên, Nokia, CP và Ford là đối tác toàn cầu của công ty mẹ, còn lại là hợp tác làm campaign trong nước.
  • Omnicom Group: Trước năm 2013, Omnicom vẫn chưa thật sự nổi trội ở Việt Nam. Tuy vậy, từ đầu năm, thị trường Việt Nam nhận đã được Omnicom Media tập trung phát triển với việc bổ sung những chuyên gia cho team digital. Các thành viên của gia đình này: Focus Asia, OMD Vietnam, XPR-Campaigns Group, PHD Vietnam (TNHH quảng cáo Phương Cách – Method Advertising), BBDO, DDB, TBWA: BizTequila, Focus, TBWAVietnam, Vira, OMG.
  • Publicis Group: 5 văn phòng tại Việt Nam của Publicis Group đều đặt ở TP.HCM: ZenithOptimedia Vietnam, Starcom MediaVest Vietnam, Publicis Vietnam, Saatchi & Saatchi Vietnam, Leo Burnett Worldwide, Vivaki Vietnam, Performics (Đây chính là mũi nhọn digital Publicis muốn dùng cho thị trường Việt Nam). Theo hiểu biết của tác giả, Performics không có đội ngũ đông đảo nhưng họ có những khách hàng khá lớn và khả năng làm SEM tốt. Họ cũng outsource một số hoạt động về Social Media, production cho các agency bên ngoài.
  • Interpublic: Draftfcb: dịch vụ media, kế hoạch truyền thông. Lowe + Partners: Quảng cáo, CRM/Direct; Lowe outsource hầu hết các hoạt động digital của mình, họ chú trọng vào các dịch vụ về thương hiệu và quản lý dự án. UM – Curiosity works: dịch vụ media, kế hoạch truyền thông.
  • Havas: MPG Vietnam, Mai Thanh company.
  • Aegis: 5 thương hiệu toàn cầu thuộc tập đoàn này: Carat, iProspect, Isobar, Posterscope, Vizeum. Hiện tại hoạt động của Aegis vẫn khá mờ nhạt. Dù điều này có được cải thiện trong tương lai, tầm ảnh hưởng của Aegis sẽ rất khó để theo kịp GroupM hay Vivaki.
  • Dentsu: Dentsu có Dentsu Alpha, Dentsu Media và Dentsu Vietnam. Họ outsource phần lớn phần việc về digital như social media marketing, production, SEM, etc. và tập trung cho công việc lên kế hoạch media tại chỗ. Dentsu vừa hoàn tất sáp nhập Aegis toàn cầu chưa lâu, vì thế chiến lược của ông lớn này cho Digital marketing ở Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào vẫn còn là một ẩn số.
  • Các agency của Nhật Bản/ Hàn Quốc: Hakuhodo, Chue Senko hay Asatsu, Daiko Vietnam ít làm digital tại chỗ. CyberAgents, Mediba và một vài công ty khác lập văn phòng đại diện ở Việt Nam và đầu tư vào các agency trong nước.

Local agencies, ad networks:

  • Media agency: Dat Viet Media, TKL, ADT, Golden Media, Goldsun Group, Mekong communication: là đối tác chính thức của Cheil Worldwide, FS communication, TV Plus, 5i Media, Youth Advertising, 365 Days Advertising.
  • Ad Network: Innity, Admax, Ambient, Ad micro, Pixel, Moore.
  • Search Engine Marketing agencies: Một vài công ty vừa và nhỏ (SMBs) là đối tác của Google: Clever Ads, VCCorp – Ad micro, Nova Ads. Cần biết rằng Google sẵn sàng cho bất kỳ agency nào làm đối tác được chứng nhận, miễn agency đó có ít nhất 1 nhân viên đang là Google Qualified Individual và có chi phí trả cho Google ít nhất là 10.000 USD trong 3 tháng liên tiếp.
  • Search Engine Optimization agency: Mảng này vẫn chưa thực sự mạnh tại Việt Nam, tuy vậy có một vài công ty hiện đang hoạt động: VietProtocol, manseo, Vinalink, Thietkeweb.
  • Social media / PR agencies: Click Media (Theo nhiều nguồn tin thì cả Click Media và Sofresh hiện đang trong quá trình bán lại cho GroupM. Không quá khó hiểu khi Unilever là khách hàng tiêu biểu mảng media của GroupM/Mindshare còn Click Media và Sofresh lại đang làm social media & production work cho người khổng lồ ngành hàng tiêu dùng này.), King Bee Media, E Brand, AVC Edelman, Le & Associates, OhYeah Communications.
  • Production: Sofresh (Theo nhiều nguồn tin thì cả Click Media và Sofresh hiện đang trong quá trình bán lại cho GroupM. Không quá khó hiểu khi Unilever là khách hàng tiêu biểu mảng media của GroupM/Mindshare còn Click Media và Sofresh lại đang làm social media & production work cho người khổng lồ ngành hàng tiêu dùng này. Ta cũng nên chờ xem liệu “mối lương duyên” của 2 công ty này sẽ tiến triển ra sao theo thời gian, xem liệu nó có giống như Who Digital và OgilvyOne. Dù sao cũng chẳng còn bao nhiêu nhân viên của Who Digital trụ lại ở OgilvyOne sau 2 năm.), Glass Egg, Sutrix Media, Splash Interactive, Media Gurus, HD Digital, April Digital, Ozerside, Itsy Bits Mobile Application.
  • Market Research: Cimigo, comScore, Kantar Media, TNS, Effective Measure (công ty này đã rút khỏi Việt Nam), AC Nelsen.
  • Brand Strategy: Left Brain Connector, Red Brand Builder, Phibious, Purple Asia, Ambrand, Ambrosia Vietnam, Brandtalk, WildFire Collaborative.
  • Mobile marketing: Gapit, Idee, Viet guys, Mobile Solution Services MSS, VHT, So Smart (một phần của Goldsun Focus Media), Fibo sms.
  • Integrated agency (cung cấp dịch vụ ở nhiều lĩnh vực cùng lúc): Notch [Nhiều cựu nhân viên của Notch đã thành lập các công ty riêng (DNA, Echo etc…)]; Golden Digital (Ông Tony Truong, một trong những đồng sáng lập của Golden Digital đã rời công ty cách đây không lâu.); Quo Global; Climaxi; IO Media (Đa số các thành viên của team nòng cốt đã gia nhập các agencies khác.); Cheil Vietnam; Buzz Digital; eBrand; Edge Marketing; River Orchid; IDM Vietnam; FPT Media; Maro Media; Ringier; StormEye Creative; Vietbuzz Ad; D Square; IMS (Integrated Marketing Solution); Emerald; G2 Asia Pacific; Ozerside; Time Universal; Etc.
  • Outsourcing agencies: Pyramid consulting, Studio 60.

Xem xét Digital Marketing agency tốt hay không!?

Như ở phần trên có nêu “Bá nghệ bá tri, vị chi bá láp”, đó là ai cũng muốn là agency treo biển kinh doanh và nhận rằng mình đủ sức thực hiện “dịch vụ trọn gói” về digital. Sau đây là một vài yếu tố nhỏ đã được ai đâu đó trên net chia sẽ đâu đây về cách nhận biết digital agency có vấn đề:
  • Họ ném vào mặt bạn một lô các chiến lược cùng với chi phí đi kèm trước khi họ hỏi bạn về mục tiêu và các thách thức marketing của công ty bạn.
  • Không có một mối liên hệ rõ ràng nào giữa những chiến lược được đề xuất với các ưu tiên và mục tiêu kinh doanh trong chiến dịch marketing của bạn
  • Họ không thể chỉ ra được những số liệu dùng để xác định, đo lường hiệu quả hoặc tác động của chiến dịch đến việc kinh doanh hay là việc không thể xác định được chiến dịch có thành công hay không, nghĩa là không đo lường được những con số cần đạt được.
  • Họ tiếp tục nói về việc xây dựng thương hiệu bằng những phương thức truyền thống cũ để có thể đưa thông điệp của bạn tới các khách hàng mục tiêu.  Trong truyền thông số, vấn đề không nằm ở chỗ số lượng người mà bạn liên hệ được mà quan trọng hơn là liên hệ và nói với đúng người về thông điệp của bạn – những người đang tìm thông tin và sử dụng những thông tin đó.
  • Luôn có một cuộc xung đột  giữa lợi ích của các bên. Ví dụ : họ luôn đề xuất các chiến lược mà qua đó họ có thể thu được tiền từ bạn, như tạo các trang webs, hay fanpage trên Facebook … và họ là người duy nhất có thể gửi lại cho bạn báo cáo phân tích chiến dịch xem chiến dịch đó có thành công hay không – và đương nhiên, làm sao mà nó có thể không thành công được chứ ?
Và vài cách nhỏ để có thể yêu cầu hay đánh giá về digital agency đã được nhặt lượm trên net, chia sẽ sau đây:
  • Nếu họ khẳng định họ chính là những chuyên gia về lĩnh vực truyền thông xã hội số ( social media experts), hãy yêu cầu họ chứng minh cho bạn thấy. Nếu họ đưa cho bạn xem trang Facebook hay Twitter và chỉ ra số fan mà họ có thì không nên thuê họ. Họ sẽ làm điều tương tự cho bạn – đếm số fan ( nếu sử dụng số fan để đánh giá chiến dịch kinh doanh thì đó thực sự là một sai lầm. )
  • Nếu họ tuyên bố họ là những chuyên gia về search, hãy yêu cầu đưa ra minh chứng. Các thuật ngữ nào họ có xếp hạng, bạn có tìm thấy bất kỳ một bài viết nào về nó qua các công cụ tìm kiếm không ? Nếu họ không thể chỉ ra những chứng cứ này, đừng thuê họ,họ sẽ học để sử dụng công cụ này trên tiền bạc và thời gian của bạn.
  • Nếu họ nói chuyên về làm khảo sát (bằng những phương pháp chủ quan và không đáng tin cậy) nhằm sao chép và giữ lại các yêu sách từng một thời gây "tiếng vang" thì hãy “sa thải” họ trước khi thuê họ. Họ, rõ ràng, không phù hợp với thời đại kỹ thuật số, khi mà tốc độ "đọc và phản hồi" là cần thiết và để tạo ra cơ hội lắng nghe thông qua những công cụ tìm kiếm và các phương tiện truyền thông.
  • Nếu họ tự tin vào hiểu biết về truyền thông số hay một số vấn đề cụ thể, hãy bắt họ chứng mình. Nếu họ chỉ đưa ra những bài báo, các bài xuất bản, trích dẫn,tài liệu tham khảo … thì đừng thuê họ nếu những kinh nghiệm, kiến thức đó không được công bố và công nhận rộng rãi.
  • Hãy hỏi các đối tác trước của họ, hỏi thật kĩ xem chính xác họ đã làm gì ở những dự án trước đó và cũng như thông tin về người sẽ chịu trách nhiệm với dự án của bạn nếu như họ thắng thầu. Hầu hết các trường hợp được gọi là đối tác này đều chưa hề làm việc cùng nhau và bạn sẽ chỉ nhận được những dịch vụ kém chất lượng sau khi thực sự làm với họ.
  • Hãy đánh giá các dự án dựa trên phạm vi công việc, với điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng cùng với lộ trình và chuyển giao. Bên cạnh căn cứ vào phạm vi, hãy dựa trên cả báo giá và phải luôn luôn đấu giá 3 lần cho mỗi dự án. Bằng cách này, bạn sẽ biết giá nào là hợp lý và bạn sẽ học được nhiều điều mà thậm chí bạn còn không nghĩ tới nhờ những phản hồi khác nhau của các nhà thầu.
Các bài viết có thể tìm hiểu thêm ở blog này: Tìm hiểu e marketing và digital marketing |  Tìm hiểu về digital marketing là gì| Tìm hiểu digital marketing bao gồm những gìTìm hiểu về digital marketing là làm gì| Tìm hiểu digital marketing executive là gì? ....

Tổng hợp net

13 nhận xét:

  1. SEO cũng là 1 phần của digital marketing, các bạn nào muốn tìm hiểu thêm kiến thức SEO thì vô trang https://seoconghuong.com xem nhé.
    Seo Cộng Hưởng
    Hà Tuấn Khang

    Trả lờiXóa
  2. Hello Admin

    As a Digital Marketer myself, I always look for good data. Your post is really good and informative.

    Thanks & Regard
    Vinita

    Trả lờiXóa
  3. Outstanding idea to create these type of blogs and just like i also created a website belongs to music category that give you latest best-song lyrics of 2020.

    Trả lờiXóa
  4. Hey admin

    Thanks For Sharing this blog


    seo

    Trả lờiXóa
  5. Hey admin

    Thanks For Sharing this blog


    seo

    Trả lờiXóa
  6. Hey admin

    Thanks For Sharing this blog


    sem

    Trả lờiXóa
  7. Hey admin

    Thanks For Sharing this blog


    sem

    Trả lờiXóa
  8. Hey admin

    Thanks For Sharing this blog


    sem

    Trả lờiXóa

Copyright © 2014 Tìm hiểu về digital marketing cơ bản